BÀI TUYÊN TRUYỀN
"PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG"
Thời gian qua, tình trạng bạo lực học đường có chiều hướng gia tăng và diễn biến hết sức phức tạp. Bạo lực học đường đã trở thành điểm nóng báo động không chỉ trong ngành Giáo dục mà còn đối với toàn xã hội.
Theo báo cáo sơ bộ của cơ quan công an tại 63 tỉnh, thành phố trên cả nước thì từ năm 2010 cho đến nay đã có 7.735 học sinh, sinh viên tham gia váo các vụ đánh nhau, bị xử lý kỷ luật.
Đáng chú ý, không chỉ các em học sinh nam đánh nhau mà thực tế đã xảy ra khá nhiều vụ học sinh nữ đánh nhau hội đồng, thậm chí số vụ bạo lực học đường của học sinh nữ còn nhiều hơn nam. Nhiều vụ ẩu đả bắt nguồn từ những lý do vu vơ như: thấy “ngứa mắt”, bị “nhìn đểu”, thấy bạn… xinh và học giỏi. Mức độ bạo lực đi từ “võ mồm”, đến túm tóc, cào cấu, xé quần áo giữa đám đông và cao hơn nữa là sử dụng đủ loại “vũ khí”, từ giày, dép, guốc, cặp sách, ghế ngồi đến gậy gộc, gạch đá, dao lam, tuýp nước… Đã có nhiều vụ việc gây ra hậu quả rất nghiêm trọng.
Điều lo ngại hơn nữa là trước những hành vi bạo lực ấy, rất nhiều người thấy thờ ơ, vô cảm, không những không can ngăn mà còn sử dụng điện thoại di động quay các clip rồi tung lên mạng xã hội để “câu view, câu like”.
1. Khái niệmTrước thực trạng đó. Ban chỉ đạo “Phòng chống bạo lực học đường” xin gửi đến các thầy cô và các bạn bài tuyên truyền: “Phòng chống bạo lực học đường - Vấn đề cấp bách của nhà trường’’.
Bạo lực học đường: Khái niệm bạo lực học đường: là một dạng thức của bạo lực trong xã hội. Nó là những hành vi thô bạo, ngang ngược, bất chấp công lý, đạo lý, xúc phạm, trấn áp người khác (có thể dùng lời nói, hành động có hoặc không có vũ khí…) gây nên những tổn thương tinh thần và thể xác ở phạm vi các mối quan hệ trong trường học (giữa giáo viên-học sinh, học sinh-học sinh).
2. Thực trạng
Tình trạng bạo lực trong trường học đã và đang diễn ra nóng bỏng trên khắp thế giới ở tất cả những cấp học, lớp học khác nhau. Bạo lực học đường đã và đang xảy ra ở hầu khắp các tỉnh, thành phố trên cả nước, không chỉ xảy ra ở học sinh nam mà còn cả ở học sinh nữ; không chỉ giữa học sinh với học sinh mà còn có bạo lực giữa học sinh với giáo viên và giáo viên với học sinh.
3. Hậu quả
* Ảnh hưởng đến bản thân học sinh
Gây ra những hậu quả nghiêm trọng về mặt thể xác.
Tồi tệ hơn khi không ít vụ bạo lực đã cướp đi sinh mạng của những học sinh vô tội để lại sự thiệt thòi, đau đớn không chỉ về mặt thể xác mà cả tinh thần cho học sinh và gia đình.
Những HS bị bạo lực, nhất là bạo lực về tinh thần, bạo lực ngôn ngữ thường cảm thấy bị tổn thương, chán nản, lo âu, cô đơn, suy sụp… Sự sợ hãi hoặc nỗi ám ảnh. Thậm chí, tình trạng này có thể kéo dài suốt cuộc đời. Các em không dám ra ngoài chơi hoặc đến trường, không thể tập trung vào học hành.
Kể cả những em chỉ chứng kiến chứ không tham gia hành vi bạo lực cũng bị ảnh hưởng. Chứng kiến những hành vi bạo lực khiến các em cảm thấy sợ hãi, và nếu thấy những kẻ gây ra bạo lực không bị trừng trị thì những em chứng kiến cũng có thể hùa theo số đông, ủng hộ hành vi này, và có nhiều khả năng trở thành kẻ có hành vi bạo lực trong tương lai.
Những hậu quả mà bạo lực học đường gây ra kể cả thể xác hay tinh thần cũng đều trực tiếp ảnh hưởng đến công việc học tập cũng như tương lai của học sinh nếu không được can thiệp kịp thời.
Với những ảnh hưởng về mặt sức khỏe cùng với tâm lý lo lắng, căng thẳng, sợ hãi, học sinh không thể học tập với kết quả tốt nhất có thể. Thậm chí, sự căng thẳng quá mức về mặt tâm lý có thể buộc học sinh kết thúc việc học của mình, hoặc cũng có thể vì gây ra hành vi bạo lực mà học sinh phải nhận kỷ luật đuổi học. Từ đó, tương lai của các em rẽ sang một bước ngoặt khác không mấy khả quan.
Đặc biệt, những trẻ có hành vi bạo lực, lạm dụng quyền hành từ khi còn nhỏ, khi lớn lên có thể mắc phải những hành vi tội ác nhiều hơn những trẻ khác. Trẻ em liên lụy vào hành vi bạo lực dù ở vai trò này hay vai trò kia cũng đều có nguy cơ lạm dụng rượu, thuốc lá, và các loại ma túy.
* Ảnh hưởng đến gia đình
Không khí và cuộc sống gia đình bị xáo trộn, căng thẳng, lo lắng.
* Ảnh hưởng đến nhà trường
Hành vi bạo lực không chỉ tác động xấu đến nạn nhân mà còn khiến không khí trường học trở nên nặng nề, căng thẳng với nỗi sợ hãi, bất an luôn bao trùm.
Ngoài ra, những hành vi bạo lực học đường của học sinh sẽ làm ảnh hưởng đến thành tích thi đua của lớp, của trường và ảnh hưởng đến danh tiếng của nhà trường cũng như các thầy cô.
* Ảnh hưởng đến xã hội
Ảnh hưởng đến những nét văn hóa truyền thống, những chuẩn mực đạo đức quý giá: Giờ đây có những học trò ngang nhiên cãi lại thầy, cô giáo. Con cái cãi lại bố mẹ.
Bạn bè đánh đấm, xảy ra khá thường xuyên. Chính những hành động ấy đã càng làm lu mờ những nét văn hóa truyền thống của xã hội, thể hiện một sự suy đồi về mặt đạo đức và sự sai lệch về mặt hành vi một cách đáng báo động.
Làm mất trật tự xã hội.
4. Cách phòng tránh bạo lực học đường:
- Tích cực rèn luyện kĩ năng sống, ngoan ngoãn lễ phép với ông bà, bố mẹ, với thày cô giáo.
- Chấp hành tốt nội quy trường lớp.
- Tránh xa bạo lực. nói không với bạo lực.
- Nếu thấy hiện tượng bạo lực phải kịp thời báo ngay cho nhà trường, thầy cô giáo hoặc cơ quan có thẩm quyền để kịp thời can thiệp và xử lí.
5. Kế hoạch tổ chức thực hiện của nhà trường.
5.1. Đối với BGH nhà trường.
- Thành lập tổ tư vấn tâm lí, xây dựng kế hoạch tổ chức triểng khai công tác tư vấn tâm lí học đường.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao hiểu biết và ý thức
trách nhiệm của cán bộ giáo viên và học sinh tự giác, tích cực tham gia vào phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc.
- Xây dựng kế hoạch bổ sung kinh phí mua sắm, xây dựng tủ sách pháp luật
cung ứng đầy đủ các loại sách, văn bản cần thiết cho việc tìm hiểu pháp luật của báo cáo viên và CBGV, học sinh có nhu cầu tìm hiểu.
- Đề ra các biện pháp ngăn ngừa hiệu quả với các trường hợp học sinh vi phạm.
- Lãnh đạo nhà trường phối hợp với Đội TNTP HCM, chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm thường xuyên đưa nội dung đảm bảo an ninh trật tự trường học và phòng, chống ma túy bạo lực học đường trong các buổi chào cờ và tiết sinh hoạt lớp, tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp của năm học 2018 – 2019 và các năm học tiếp theo.
- Tổ chức tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật cho CBGV trong các buổi họp hội đồng, họp chuyên môn, lồng ghép với các hoạt động của tổ chức Công đoàn, Đội Thiếu niên trong những ngày kỷ niệm…
5.2. Về công tác phối hợp, kết hợp với chính quyền đại phương
- Ban giám hiệu phối hợp với công an huyện Gia Lâm: tổ chức tuyên truyền trước cờ, tuyên truyền nguy cơ vi phạm nội quy, vi phạm pháp luật, có hành vi bạo lực; Tuyên truyền những HS bị lôi cuốn bởi những thành phần không tốt trong xã hội; Kịp thời xử lý những thành phần không tốt lôi cuốn HS đi vào con đường vi phạm pháp luật, có hành vi bạo lực trong và ngoài trường .
- Phối hợp chặt chẽ với phụ huynh, gia đình để quản lý học sinh, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, không bao lực tạo điều kiện để học sinh, giáo viên, nhân viên tham gia thường xuyên vào các hoạt động câu lạc bộ, văn nghệ, thể thao nhằm nâng cao đời sống tinh thần, tránh xa bạo lực đồng thời phối hợp chặt chẽ hơn với các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể tại địa phương đặc biệt là Công an để triển khai các hoạt động phòng chống bạo lực trong trường học.
- Đưa nội dung quy định về phòng, chống bạo lực học đường vào tiêu chí đánh giá thi đua; thường xuyên kiểm tra giám sát; biểu dương khen thưởng kịp thời những tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc về công tác phòng, chống bạo lực.
- Tham mưu cho các cấp ủy và chính quyền về công tác phòng, chống bạo lực học đường.
5.3. Đối với giáo viên:
- Giáo dục ý thức tự giác tự học trau dồi kiến thức pháp luật để vận dụng vào giảng dạy lồng ghép trong các buổi học chính khoá.
- Cùng Ban giám hiệu tổ chức các hoạt động ngoại khoá, hoạt động tập thể cho học sinh tham gia cùng học sinh.
- Giảng dạy môn đạo đức theo chương trình theo quy định.
- Tham gia tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật để phục vụ cho công tác giảng dạy cho học sinh trong trường đạt hiệu quả khi được phân công.
- Tuyên truyền giáo dục cho CBGV về tầm quan trọng của việc hiểu biết pháp luật trong cuộc sống trong hiện nay.
- Tuyên truyền giáo dục kỹ năng sống, xây dựng nếp sống văn minh, ứng xử văn hoá trong nhà trường. Tổ chức các hoạt động văn hoá văn nghệ, thể thao lành mạnh, các trò chơi dân gian bổ ích cho học sinh tham gia để tránh xa tệ nạn xã hội.
5.4. Đối với học sinh
- Tuyên truyền cho học sinh thông qua các bài học chính khoá, giờ chào cờ, tổ chức hoạt động NGLL theo chủ đề.
- Tổ chức thi tìm hiểu kiến thức về ATGT, các quy định của pháp luật về xử lý tuổi vị thành niên vi phạm pháp luật;
- Tổ chức cho học sinh và PHHS kí cam kết không vi phạm về bạo lực học đường, an ninh trường học, vi phạm các tệ nạn xã hội và không vi phạm pháp luật, không buôn bán, tàng trữ, vận chuyển, đốt pháo nổ.
- Tuyên truyền giáo dục cho học sinh về tầm quan trọng của việc hiểu biết pháp luật trong cuộc sống hiện nay.
- Ngăn chặn tình trạng học sinh đến trường nhưng bỏ học, bỏ tiết đi chơi, tham
gia đánh nhau và vi phạm tệ nạn xã hội.
5.5. Phối hợp với các đoàn thể
* Công Đoàn
Phối hợp xây dựng kế hoạch tuyên truyền trong giáo viên-nhân viên, CMHS và học sinh về vấn đề phòng chống bạo lực học đường.
* Chi đoàn giáo viên
* Tổ chức Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh:
- Phối hợp với Ban công an xã ngăn chặn những sự việc có thể xảy ra.
- Phối hợp với GVCN phổ biến, hướng dẫn cho HS sinh hoạt, hoạt động lành mạnh trong năm học.
- Duy trì và đẩy mạnh hoạt động giáo dục của tổ tự quản “An toàn giao thông”, “Tuyên truyền măng non”; Các đội thiếu niên tình nguyện …
- Tăng cường chăm sóc bảo vệ cây xanh, cảnh quan môi trường quanh trường.
- Vận động đội viên tham gia tốt các phong trào thi đua của trường, lớp nhằm đảm bảo an ninh chính trị trường học.
- Quán triệt đến HS ý thức chấp hành pháp luật, ngăn chặn hành vi vi phạm luật giao thông; đi hàng 2, 3 trên đường, đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông.
- Phối hợp tổ chức cho HS tuyên truyền phòng chống ma túy, thực hiện an toàn giao thông đường bộ, chống tiêu cực trong thi cử.
- Bố trí lực lượng trực hàng ngày cùng cờ đỏ, kịp thời phát hiện các đối tượng bên ngoài vào trường trái phép, phối hợp cùng Bảo vệ trường làm tốt công tác phòng ngừa và giải quyết kịp thời các vụ việc xảy ra trong khuân viên của trường.
- Phối hợp với công an địa phương để ban công an xã nói chuyện về pháp luật và giáo dục pháp luật cho học sinh.
* Bảo vệ nhà trường:
- Xây dựng phương án phòng ngừa theo kế hoạch.
- Bảo vệ trường làm tốt công tác trật tự trị an trong khu vực trường quản lý.
* Thư viện:
- Nhân viên thư viện thường xuyên mở cửa phục vụ bạn đọc các ngày trong tuần và báo cáo kết quả hoạt, phản ánh sự việc cần thiết.
- Bổ sung sách pháp luật còn thiếu để phục vụ bạn đọc.
* Y tế:
- Tăng cường công tác tuyên truyền chăm sóc sức khỏe, kiểm tra đôn đốc các hoạt động vệ sinh môi trường.
- Hoàn thành kịp thời đúng quy định công tác khám sức khỏe cho HS trong năm học.
* Tổ tư vấn học đường tư vấn HS khi cần thiết
- Tư vấn các vấn đề tâm sinh lý, sức khỏe, tâm lý học đường.
- Tư vấn học tập, hướng nghiệp.
- Tư vấn chế độ chính sách: miễn giảm học phí, học bổng tài trợ, học bổng khuyến khích, chính sách chăm sóc sức khỏe theo quy định y tế học đường.
- Tư vấn tham gia các phong trào: thể dục thể thao, văn hóa, văn nghệ, Đoàn, Đội.
- Tư vấn pháp luật: tìm hiểu đường lối chính sách của Đảng và nhà nước.
- Tư vấn các mối quan hệ xã hội: quan hệ giao tiếp, ứng xử với gia đình, bạn bè, thầy trò, đạo đức lối sống, kỹ năng sống …
- Tư vấn rèn luyện đạo đức HS.
* Giáo viên chủ nhiệm:
- Tổ chức cho HS tham gia đầy đủ các hoạt động học tập và rèn luyện trong nhà trường. Tổ chức sinh hoạt với lớp HS hàng tuần. Theo dõi nắm tình hình học sinh trong lớp có ghi hoạt động của từng HS. Đối với HS cá biệt có biện pháp giáo dục cụ thể. Vận động học sinh đến thư viện đọc sách trong ngày…..
- Thực hiện lồng ghép, tích hợp nội dung giảng dạy đảm bảo an ninh trật tự trường học, phòng chống ma túy, bạo lực học đường qua một số môn học, giáo dục kỹ năng sống, xây dựng nếp sống văn minh, ứng xử văn hóa trong nhà trường, tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp, các hoạt động ngoại khóa với nhiều hình thức phong phú như: tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao lành mạnh, các trò chơi dân gian bổ ích cho học sinh tham gia.
- Xây dựng kế hoạch và triển khai kịp thời công tác đảm bảo ANTT của đơn vị và quản lý chặt chẽ HS thuộc lớp chủ nhiệm; kịp thời đề xuất với Nhà trường các biện pháp đảm bảo ANTT và quản lý HS.
- Tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho HS; nâng cao hiệu quả công tác của giáo viên chủ nhiệm, nắm chắc diễn biến tư tưởng HS.
- Chủ động phòng ngừa và ngăn chặn các hoạt động của HS xâm hại đến nhân phẩm, danh dự học sinh.
- Chủ động phòng ngừa và ngăn chặn một số hành vi vi phạm đạo đức HS như: Đánh nhau, trộm cắp tài sản, đồ dùng học tập, gây rối trật tự công cộng, tội phạm ma túy, tệ nạn xã hội hoặc phim ảnh đồi trụy …
- Phối hợp với Đội TNTP HCM tổ chức tốt các hoạt động ngoại khóa, tạo sân chơi lành mạnh, thu hút, lôi kéo được HS tham gia.
* Đối với cha, mẹ học sinh:
- Thường xuyên nhắc nhở, quản lí con em mình khi có biểu hiện tiêu cực trong lối sống, học tập, sinh hoạt bạn bè.
- Tổ chức ký cam kết giữa cha mẹ học sinh với nhà trường không để con em vi phạm an ninh trật tự trường học, tệ nạn xã hội, bạo lực học đường.
- Làm tốt công tác giáo dục con em mình thực hiện tốt nội quy, quy chế nhà trường, nghiêm túc thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng và pháp luật nhà nước, luật giao thông đường bộ…
- Mỗi bậc cha mẹ là một tấm gương tốt về đạo đức, lối sống trong gia đình đểcon em noi theo.
- Họp cha, mẹ HS hoặc trao đổi trên cổng thông tin điện tử hàng tháng để nắm bắt tình hình học tập, rèn luyện của con em mình ở trường. Thường xuyên theo dõi sổ liên lạc điện tử để được nhắn tin theo dõi con em mình hằng ngày ở trường.